Đền thờ Lê_Đại_Hành

Tính đến năm 2014, các nhà nghiên cứu đã thống kê được hơn 48 nơi thờ Lê Đại Hành (trong đó có 16 nơi thờ riêng, 5 nơi phối thờ với bà Đô Hồ phu nhân; 3 nơi phối thờ với Thái hậu Dương Vân Nga và 24 nơi thờ với các vị thần khác). Ninh Bình là tỉnh có nhiều di tích thờ Lê Hoàn nhất với 13 nơi; tiếp theo là Thái Bình với 10 nơi; Hà Nội có 10 nơi, Nam Định 4 nơi, Hà Nam 3 nơi; Hải Dương, Thanh Hóa 2 nơi, các tỉnh Hưng Yên, Hải Phòng, Phú Thọ đã tìm thấy một nơi thờ.

Ninh Bình là vùng đất kinh đô của đất nước dưới thời Lê Hoàn, các đền thờ thường tập trung nhiều ở khu di tích Cố đô Hoa Lư như đền Vua Lê Đại Hành và đình Yên Thành ở Cố đô Hoa Lư, đình Trung Trữ ở Ninh Giang (Hoa Lư), di tích chùa Đẩu Long, đền Đồng Bến (thành phố Ninh Bình). Khu vực phía nam Ninh Bình là nơi vua đánh Tống và dẹp Chiêm đi qua nên có rất nhiều nơi thờ như đền Thượng Ngọc Lâm ở xã Yên Lâm, đền Vua Lê ở xã Yên Thắng, đình Từ Đường, đình Quảng Công ở xã Yên Thái (Yên Mô); các đền ở xã Khánh Ninh và đền Nội thị Lân ở thị trấn Yên Ninh (Yên Khánh) và đình làng Yên Lâm ở xã Lai Thành (Kim Sơn);...

Thái Bình là nơi diễn ra một số trận đánh của Lê Hoàn khi còn là tướng giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, đặc biệt là chiến trận với các sứ quân Phạm Bạch Hổ, Lã ĐườngHưng Yên, đồng thời vùng đất này cũng nằm trên đường hành quân từ kinh đô Hoa Lư ra các chiến trường Lục Đầu Giang, Chi Lăng và Bạch Đằng. Điều này có thể giải thích cho việc nhân dân quanh khu vực này thờ cúng Lê Hoàn, đặc biệt là vùng đất thuộc hai tổng Xích Bích và Ỷ Đôn xưa. Các nơi thờ tiêu biểu như di tích đình và đền Vua Lê Đại Hành ở các xã Chi Lăng, xã Đông Đô; xã Bắc Sơn, xã Tây Đô, xã Hòa Bình (huyện Hưng Hà); xã Thái Thịnh (huyện Thái Thụy); xã Quỳnh Sơn, xã Quỳnh Giao, xã Quỳnh Khê, xã Quỳnh Ngọc, xã Quỳnh Trang (huyện Quỳnh Phụ); xã Minh Tân (huyện Đông Hưng);...

Các đền thờ ở khu vực Hà Nội thường ở ven sông Nhuệ, trong đó Hà Đông 3 nơi, Thanh Trì 3 nơi (ở xã Tả Thanh Oai và Hữu Hòa), Sơn Tây 2 nơi, Thường Tín 1 nơi (đình An Lãng - xã Văn Tự)[68] và Ứng Hòa một nơi (ở Đình Thanh Dương xã Đồng Tiến). Đình Trung Kính Hạ thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy cũng thờ Vua Lê Đại Hành.[69]

Khu di tích đình, chùa, miếu của khu Mộ Chu Hạ, phường Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ thờ Lê Đại Hành và 2 bà hoàng hậu.[70] Đây là nơi rất xa kinh đô Hoa Lư so với các di tích khác thờ Lê Hoàn.

Hà Namđền Lăng ở xã Liêm Cần quê hương là nơi thờ Lê Hoàn. Ông cũng được thờ ở đình Cẩm Du, xã Thanh Lưu và đình Ứng Liêm, xã Thanh Hà. Cả ba di tích đều thuộc huyện Thanh Liêm.

Thanh Hóađền thờ Lê Hoàn ở làng Trung Lập, xã Xuân Lập, Thọ Xuân được cho là quê hương của người và đền Vua Lê Đại Hành ở chân dãy núi Tam Điệp, thuộc xã Nga Giáp, Nga Sơn, thuộc khu vực cửa biển Thần Phù xưa mà ở bên Ninh Bình cũng có nhiều đền thờ Lê Hoàn.

Các thần tích, thần sắc tại Hải Dương, Hải Phòng - nơi diễn ra trận Bạch Đằng năm 981 cho thấy các tướng của ông được thờ ở rất nhiều nơi và trong thần tích, thần sắc của họ có mô tả lại những chiến công của Lê Hoàn tại khu vực này. Đền Vua Lê Đại Hành ở Hải Dương được xây dựng tại xã An Lạc, huyện Chí Linh và đình Mạc Động xã Liên Mạc, Thanh Hà cũng thờ Lê Hoàn. Tại thị trấn Minh Đức (Thủy Nguyên, Hải Phòng) cũng có đền riêng thờ Vua Lê Đại Hành.[71] Đền được xây dựng ngay tại khu vực núi đá Tràng Kênh, ngã ba sông Bạch Đằng, nơi diễn ra đại thắng mùa xuân 981.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lê_Đại_Hành http://atruyen.com/lich-su/So-Thao-Bai-Su-Khac-Cho... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/333353 http://ditichlichsu-vanhoahanoi.com/ http://ditichlichsu-vanhoahanoi.com/2017/10/05/din... http://ditichlichsuvanhoa.com/dttc/DINH-AN-LANG-a3... http://quangduc.com/a20024/quyen-ha#Thi%E1%BB%81n http://quangduc.com/p157a19942/quyen-thuong#%C4%90... http://tusach.vietnhim.com/archive/index.php/t-10-... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb12348773v http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb12348773v